==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Các điểm thăm quan nổi tiếng ở Phnôm Pênh

Phnôm Pênh (tiếng Khmer: ភ្ន៓ពេញ; chuyển tự: Phnum Pénh; IPA: [pʰnum peːɲ]), hay Phnom Penh, còn gọi là Nam Vang hay Nam Vinh,[2] là thành phố lớn nhất và là thủ đô của Vương quốc Campuchia. Đây cũng là thủ phủ của thành phố tự trị Phnôm Pênh. Từng được gọi là Hòn ngọc châu Á thập niên 1920, Nam Vang cùng với Xiêm Riệp là hai thành phố thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế của Campuchia. Thành phố này có nhiều toà nhà mang ảnh hưởng kiến trúc Pháp cùng nhiều công trình đặc sắc của kiến trúc Khmer. Với dân số là 2,2 triệu người (2011), thành phố này là trung tâm chính trị, văn hóa, thương mại của Campuchia.

Trải Nghiệm Tàu Hoả Tre Của Campuchia Trải Nghiệm Tàu Hoả Tre Của Campuchia

Địa lý và khí hậu

Phnôm Pênh tọa lạc tại vị trí trung nam Campuchia, chỗ hợp lưu của sông Tonlé Sap và sông Mekong. Tọa độ: 11.55° B 104.91667° Đ (11°33' North, 104°55' East, [1]).

Khí hậu gần giống vùng Nam Bộ của Việt Nam với đặc trưng là nóng quanh năm chia thành hai mùa mưa và khô trong năm.

Nguồn gốc tên gọi

Địa danh này xuất phát từ Wat Phnom Daun Penh (hay Wat Phnom, nghĩa là "Chùa trên đồi"), xây từ năm 1373 để thờ 5 pho tượng Phật. Đồi ở đây là một gò đất nhân tạo, đắp cao 27 m. Tên quả đồi lấy từ nhân vật Daun Penh (Bà Penh), tương truyền một góa phụ giàu có. Phnôm Pênh còn có nghĩa là "vùng đất của Bà Pênh".

Phnôm Pênh một thời còn có tên là Krong Chaktomuk có nghĩa "Thành phố bốn mặt" do thành phố nằm trên ngã tư của mấy con sông Mekong, Bassac, sông Tonle Sap chạy ngang tạo thành bốn ngả sông. Krong Chaktomuk còn là cách gọi tắt sắc phong vua Ponhea Yat đặt cho thị trấn này là "Chaktomuk Mongkol Sakal Kampuchea Thipadei Sereythor Inthabot Borei Roth Reach Seima Maha Nokor".

Lịch sử

Phnôm Pênh được chọn làm kinh đô của Campuchia từ thế kỷ 15 dưới triều vua Ponhea Yat khi Angkor Thom bị quân Xiêm chiếm mất. Triều đình phải bỏ vùng Tây Bắc rút về Đông Nam lấy Phnôm Pênh làm bản doanh mới. Ngày nay trong số những mộ tháp phía sau Wat Phnom là tháp chứa di cốt Ponhea Yat cùng các hoàng thân. Chứng tích khác từ thời Angkor vàng son còn lưu lại là mấy pho tượng Phật ở Wat Phnom. Dù vậy mãi đến năm 1866 triều vua Norodom I thì Phnôm Pênh mới trở thành doanh sở dài lâu của Miên triều. Cung điện vua Miên được xây vào thời kỳ này, đánh dấu thời điểm khi ngôi làng nhỏ dần chuyển mình thành chốn đô hội.

Khi người Pháp sang lập nền Bảo hộ trên xứ Campuchia thì họ cũng cho đào kênh rạch, đắp đường sá, mở bến cảng thông thương. Đến thập niên 1920 thì cảnh quan đẹp đẽ của Phnôm Pênh đã khiến nơi này có mệnh danh là "Hòn ngọc châu Á". Trong 40 năm kế tiếp thành phố tiếp tục mở mang giao thông, nối đường sắt với hải cảng Sihanoukville và mở Sân bay Quốc tế Pochentong.

Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, lực lượng võ trang của phe cộng sản (Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam) lấy đất Campuchia làm căn cứ và khu an toàn để đánh Việt Nam Cộng hòa và ủng hộ Khmer Đỏ, gây xáo trộn và bất an khiến hàng ngàn người Campuchia phải lánh miền quê, tản cư vào thành phố để tránh giao tranh. Chiến cuộc lan rộng. Đến năm 1975 thì dân số Phnôm Pênh đã lên 2 triệu dân, phản ảnh tình hình bất an ở nông thôn. Ngày 17 tháng 4 trùng ngày tết Khmer, thủ đô nước Cộng hòa Khmer thất thủ; quân Khmer Đỏ tiến chiếm được Phnôm Pênh. Chế độ này thi hành chính sách giải thể phố xá, dồn dân thành thị về miền quê lao động sản xuất. Thủ lĩnh Pol Pot dùng trường Trung học Chao Ponhea Yat thành nhà giam tra tấn và thủ tiêu mọi thành phần liên quan đến chính thể Cộng hòa Khmer cùng giới trí thức, chuyên môn. Nơi đó sau năm 1979 là Bảo tàng Toul Sleng cùng với Choeung Ek (Cánh Đồng Chết) cách Phnôm Pênh 15 km nay là hai nơi tưởng niệm những nạn nhân bị chế độ Khmer Đỏ sát hại.

Năm 1979, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tiến chiếm Phnôm Pênh, đánh bại Khmer Đỏ. Dân chúng sau đó mới dần hồi cư về thành phố. Phnôm Pênh lại khởi sắc, xây dựng lại. Đầu tư nước ngoài và ngoại viện trong những năm liên tiếp giúp chấn chỉnh lại thành phố. Dân số tăng đều từ 826.000 (1998) lên một triệu (2001).

Du lịch

Các điểm du lịch Phnôm Pênh Thủ đô của Campuchia - Ảnh 1

Tháp mộ (phù đồ) trước Wat Phnom

Các điểm du lịch Phnôm Pênh Thủ đô của Campuchia - Ảnh 2Edit

Chùa vàng - Chùa Bạc

Địa điểm thứ 3 này rất được nhiều du khách Việt Nam tham quan và muốn thấy tận mắt các bức tượng phật được dát vàng, bạc, ngọc, kim cương,...

Các điểm du lịch Phnôm Pênh Thủ đô của Campuchia - Ảnh 3Edit

Wat Preah Morakat, còn được gọi là Chùa Bạc hay Chùa Phật ngọc lục bảo, là một ngôi chùa nổi tiếng của Campuchia. Sở dĩ được gọi là Chùa Bạc vì ngôi chùa có đến 5329 miếng bạc lát trên nền nhà, mỗi miếng bạc đều làm thủ công và có trọng lượng 1,125 g. Ngôi chùa có chức năng văn hoá và lưu giữ bảo vật tôn giáo hơn là chức năng thờ cúng, chứa đựng hơn 1650 đồ vật có giá trị.

Các điểm du lịch Phnôm Pênh Thủ đô của Campuchia - Ảnh 4Edit

Bức tượng Phật ngồi trên ngọn tháp trung tâm ngôi đền là bức tượng ngọc lục bảo, có những thông tin khác nhau bức tượng được làm bằng ngọc lục bảo hay pha lê. Đứng trước tượng lục bảo là tượng Phật Di-lặc (đức phật tương lai) đúc bằng 90 kg vàng ròng và được gắn 2086 viên kim cương, trong đó có viên kim cương 25 carat trên vương miện và viên kim cương 20 carat gắn ở ngực.

Các điểm du lịch Phnôm Pênh Thủ đô của Campuchia - Ảnh 5Edit

Ngoài ra còn có bức tượng Phật xá lị ngồi trong một tháp nhỏ bằng vàng và bạc, các bảo vật của hoàng hậu Kossomak Nearirith, bảo vật đóng góp của các dòng họ quý tộc và hoàng gia.

  • Bảo tàng Quốc gia Phnom Penh
  • Tượng đài Độc lập Phnôm Pênh (Vimean Akareach)
  • Tượng đài Hữu nghị Việt Nam - Campuchia
  • Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng
  • Wat Phnom
  • Bên ngoài thành phố có: Trung tâm Diệt chủng Choeung Ek
  • Cố đô OOdong
  • Phnom Đa/Angkor Borei
  • Tháp Bà Đen - Prasat Neang Khmau
  • Tonle Bati/Ta Prohm
  • Núi Ta Mao và Vườn thú Ta Khmau
  • Đảo Mekong - làng thủ công Koh Okhna Tey

Giao thông

Sân bay Quốc tế Pochentong là sân bay lớn nhất Campuchia có các chuyến bay quốc tế, trong đó có tuyến bay đến Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam. Có xe buýt nối với Thành phố Hồ Chí Minh, phà cao tốc nối với Cần Thơ.

Các đơn vị hành chính

Thành phố Phnôm Pênh tương đương đơn vị cấp tỉnh, có 9 quận và 76 phường.

  • Chomkarmon
  • Daun Penh
  • Prampi Makara
  • Toul Kok
  • Dangkor
  • Meanchey
  • Ruesey Keo
  • Sen Sok
  • Posenjey

Các điểm thăm quan nổi tiếng ở Phnôm Pênh

Các điểm thăm quan nổi tiếng ở Phnôm Pênh
88 9 97 185 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==