==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Đếm với một trong ba nước có chung đường biên giới với Việt Nam, được xem là một đất nước nhỏ bé, yên bình, thơ mộng và cũng rất đỗi hoang sơ. Với 100% lãnh thổ là đất liền, có địa hình chủ yếu là đồi núi và rừng rậm. Do đó bạn sẽ có cảm giác như đang bước vào chuyến phiêu lưu thám hiểm đầy huyền bí với vô vàn những điều bất ngờ đang chờ khám phá phía trước. Thời gian này còn là dịp để bạn khám phá đất nước và con người cùng những nét văn hóa đặc trưng, độc đáo và đa dạng. Với kinh nghiệm làm chương trình lâu năm, Vietsense Travel xin gửi đến bạn cẩm nang để giúp bạn trang bị những kiến thức cơ bản và dễ dàng thực hiện chuyến đi của mình.

Tour Du Lịch Lào

Tổng quan đất nước Lào

Đất nước Lào trong quá khứ từng được gọi là đất nước Lạn Xạng, hay Vạn Tượng là một quốc gia xinh đẹp, bình yên, là người bạn láng giềng với Việt Nam từ rất lâu. Tọa lạc ở nơi giao thoa của 2 nền văn minh lớn nhất Châu Á lúc bấy giờ: Ấn Độ và  Trung Hoa, người dân Lào đã tiếp thu có kế thừa để kiến tạo nên những nét văn hóa Lào rất đặc trưng ngày nay. Phật giáo được xem là tôn giáo chính của Lào với khoảng 1.400 ngôi chùa lớn nhỏ trải dài trên khắp đất nước. Đối với người dân xứ sở triệu voi này, Phật giáo không còn chỉ đơn thuần là niềm tin, sợi dây gắn kết cộng đồng nữa mà còn đóng góp một phần rất lớn vào văn hóa nghệ thuật Lào.

- Tổng diện tích: 236.000 Km2

- Lào là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không giáp biển, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Nam giáp Campuchia, phía Đông giáp Việt Nam, phía Tây Bắc giáp với Myanmar và phía Tây giáp với Thái Lan.

- Chính thể: Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Lào

- Dân số: khoảng hơn 6 triệu người

- Thủ Đô: Vientiane

- Ngôn ngữ chính thức: Lào

- 3 dân tộc chính ở Lào gồm: Lào Lùm (Lao-Loum: 57%), Lào Thơng (Lao-Theung: 34%), Lào Sủng (Lao-Soung: 9%)

- Tôn giáo: người theo Phật giáo chiếm 67%, Thiên chúa giáo 1,5%, các tín ngưỡng khác 31,5%.

Chuẩn bị Đồ dung

- Hộ chiếu có giá trị trên 06 tháng.

- Nên mang hành lý gọn nhẹ nhất để tránh sự mệt mỏi. Đặc biệt là những lúc làm thủ tục hàng không, thủ tục check-in, check-out khách sạn, lên xuống lầu.

- Mũ nón, ô dù, khẩu trang, kính râm, áo chống nắng, găng tay.

- Phần lớn các khách sạn ở Lào đều không trang bị dép, bàn chải, kem đánh răng... nên bạn cần chuẩn bị sẵn! Bạn nên chọn những đôi giày mềm dễ đi, để không bị bắt nắng vào mùa hè và lạnh giá trong mùa đông, một phần còn do bạn sẽ phải đi bộ khá nhiều giữa các điểm tham quan gần nhau.

- Nên mang thuốc trị các bệnh cơ bản, mang kem chống nắng, kem chống và trị côn trùng.

- Mua sim điện thoại tại cửa khẩu.

- Có thể sử dụng USD, Kip và tiền Việt nhưng để hạn chế những phát sinh không đáng có khi đến ở vùng nông thôn, bạn nên đổi đồng Kip.

Phương tiện, di chuyển

Phương Tiện đến Lào

Vì cùng nằm trong khối ASEAN, nên hiện nay công dân Việt Nam được miễn Visa khi đi. Tuy nhiên, bạn cần đóng phí nhập cảnh 10.000 đồng. Tại cửa khẩu của Lào, làm thủ tục đóng dấu và nộp lệ phí: 20.000 đồng – 50.000 đồng (phụ thuộc vào từng thời gian, thứ Bảy và Chủ nhật thì số tiền cao hơn và giữa các cửa khẩu khác nhau thì mức thu cũng không giống nhau).

- Hiện có nhiều chuyến bay từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đến thủ đô Viêng Chăn mỗi ngày và một vài thành phố nổi tiếng khác như Luang Prabang, Pakse… Bạn có thể đi chuyến bay của các hãng như Vietnam Airlines, JetStars, Lào Airlines, Thai Airways...

- Bên cạnh đường hàng không, để tiết kiệm khách thăm quan cũng có thể bằng đường bộ và Lao Bảo là cửa khẩu có số lượng người qua lại nhiều nhất.

Di chuyển tại Lào

- Ở Lào thì phương tiện giao thông công cộng chưa thực sự phát triển, taxi chỉ có ở các thành phố lớn và không quá nhiều. Một phần vì phương tiện cá nhân ở đây khá rẻ và cũng không phải đóng thuế nhập khẩu nên người dân Lào chủ yếu mua xe hơi sử dụng. Phương tiện người dân địa phương thường dùng nhất là xe Tuk Tuk được cải tạo lại từ xe chở hàng hoặc xe máy kéo. Bạn có thể sử dụng phương tiện này để tham thú những điểm tham quan trong thành phố.

Thời gian lý tưởng

Đất nước Lào có 3 mùa chính gồm mùa nóng, mùa mưa, mùa khô. Mùa nóng ở Lào rơi vào khoảng tháng 3 – 5 nhiệt độ khá oi bức, có khi lên tới 40 độ C. Mùa mưa ở Lào từ tháng 5 – 10 và mưa nhiều nhiệt khoảng 25 độ C – 30 độ C. Mùa khô ở Lào từ tháng 11 – tháng 3 năm sau, được xem là thời điểm thời tiết mát mẻ và lý tưởng nhất cho hành trình của bạn, nhiệt độ trung bình khoảng 15 độ C nhưng với những khu vực miền núi vào ban đêm có thể xuống tới 0 độ C.

Ở đâu khi đến Lào?

Một lời khuyên cho bạn là nên check giá, xác định vị trí và đặt phòng  trước qua các trang uy tín về khách sạn, nhà nghỉ. Việc này sẽ giúp cho bạn chủ động trong việc lưu trú, không mất thời gian tìm phòng. Một lợi thế nữa là khách sạn nhà nghỉ ở Lào có khá nhiều chủ là người Việt, nên bạn có thể chọn các khách sạn của người Việt để dễ dàng giao tiếp.

Tại Vientiane, một số khách sạn bạn có thể tham khảo như :

Khách Sạn Family Hotel và các khách sạn ở gần Lao Plaza Hotel (khách sạn 5 sao) – Nam Phu

đây là nơi nhiều người nước ngoài ở. Khách Sạn gần bờ sông thì cũng có nhiều, giá cả cao hơn. Người Việt Nam thì hay ở các khách sạn như Mina (đường Lane xang), Chaluenxay và Xayxonbun ở sau ANZ building gần Thatdam (sứ quán Mỹ).

Khách sạn Long Dao

Chủ khách sạn nói được tiếng Việt. Tel: 865-21-990-386;

RiverSide Hotel

Ban Mixay, khách sạn 2 sao – P.O.box 2846 – Vien Tiane, Lao PDR Tel: (856-21) 244390.

Chaleunxay Hotel

ở đường Khounboulom Road.

La Ong Dao Hotel 1

địa chỉ Ban Phon Si Nuan, Nong Chan.

Dragon Lodge Hotel

(311-313 Samsenthai Rd, Ban Anou, P.O. Box 2892, Vientiane/ ĐT: +856-21-250114) giá tham khảo 2/2012 là 130.000K.

Villa Daraxay Guest House

địa chỉ: 31321 Sisangvone Street, Nongbone, That Luang, Viêng-chăn, Lào. Tel : +856 21 414640. Phòng ốc rất sạch sẽ có sân vườn, dễ dàng đi bộ ra Thad Luông và Patuxay, rất gần khu chợ người Việt, là Chợ Naxay. Tại đây cũng quy tụ nhiều quán ăn người Việt, phục vụ các món như cơm phở Hà Nội, có cả dịch vụ đổi tiền, giặt quần áo…Tuy nhiên nếu muốn đi vào trung tâm, chợ sáng thì bạn phải đi tuktuk khoảng 2km.

Kounxavan Guest House

giá từ 7$-10$, sở hữu khuôn viên đẹp; SuanPhao Guest House  071 252 229, Vongpanya (7-10$) 071 212 039 khá xa so với trung tâm; Marry Guest House có view nhìn ra sông Nậm Khan rất đẹp (10$) 071252 325.

Ngoài ra, khách thăm quan có thể chọn loại hình homestay để tiết kiệm chi phí. Ở Lào loại hình này cũng đang khá phát triển. bạn có thể đến Indigo homestay, nơi có khung cảnh đẹp lung linh và nhiều hoạt động hấp dẫn.

Một sổ điểm tham quan ở Lào

Thác Kuang Si

bạn đừng quên ghé thăm thác Kuang Si. Đây là một quần thể gồm ba thác, với thác chính cao tới 60m, gây ấn tượng với dòng nước đổ xuống từ trên cao nổi bọt tung trắng xóa vô tình tạo nên những làn khó mờ mờ ảo ảo. Được xem là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất, tới thác Kuang Si, bên cạnh việc khám phá không gian núi rừng hoang sơ, hùng vĩ, bạn còn có cơ hội được thỏa sức leo trèo, tắm thác, tắm hồ. Hít thở không khí trong lành của Kuang Si, lắng nghe tiếng chim hót trong âm hưởng hùng tráng của tiếng thác hòa quyện vào nhau thật tuyệt, như một bản hòa thanh của thiên nhiên làm cho tinh thần thêm phẩn khởi và an lành.

Wat Phu

Ngôi đền linh thiêng Wat Phu – Di sản văn hóa thế giới từ lâu đã được xem là công trình văn hóa tiêu biểu nhất của Champasak. Từ Pakse, khách thăm quan đi khoảng 40km nữa về phía Nam, men theo bờ sông Mekong là tới được Wat Phu. Khi đến đây, bạn chắc hẳn sẽ phải bỡ ngỡ và trầm trồ trước một quần thể đài bằng đá, một kỳ công kiến trúc tuyệt đẹp. Nơi đây được tạo dựng qua nhiều thế kỷ và từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13 và là một trong những ngôi đền thiêng liêng nhất của các vương triều xưa trên mảnh đất này. Wat Phu được xây dựng theo lối kiến trúc Hindu giáo, thờ thần Shiva, lối kiến trúc này cũng khá tương đồng với Di sản văn hóa thế giới Angkor Wat của vương quốc Campuchia.

Pha That Luang

Nằm ở cuối đường Lane Xang, That Luang được xem là di sản văn hóa thế giới, biểu tượng cho quốc gia Phật giáo tiểu thừa, là địa điểm nổi bật, được trân trọng in trên tiền giấy và quốc huy của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Thạt Luông hay (Pha) That Luang là một thạt (stupa) Phật giáo ra đời từ năm 1566 trên tàn tích của ngôi đền Ấn Độ thế kỷ XIII, bên ngoài được dát vàng. That Luang chính là tháp xá lị lớn nhất, đẹp nhất và nổi tiếng. Mỗi năm, tại đây vào giữa tháng 11 đều tổ chức lễ hội lớn có tính trọng đại quốc gia là lễ hội That Luang. Vé vào tham quan nơi đây là 3.000 Kip/người.

Khải Hoàn Môn Patuxay

Khải Hoàn Môn Patuxay, trước đây được biết đến với cái tên là Anou Savary (đài chiến sĩ vô danh) hiện đang đứng sừng sững trên đại lộ Lane Xang. Đây chính là một điểm “cần phải đến”. Khải Hoàn Môn tọa lạc giữa bùng binh giới ranh phố Vientiane và khu vực That Luang, ra đời từ năm 1958, phần dưới và ngoài được tạo nên theo đài Arc de Triumphe tại Paris, nhưng phần trên và trong lại có những nét kiến trúc, phù điêu rất đặc trưng của xứ sở triệu voi. Đứng trên tầng cao nhất của Anou Savary, bạn có thể thu trọn vào tầm mắt toàn diện cảnh quan Viêng Chăn.

Đền Wat Xieng Thong

Nằm ở một vị trí khá đặc thù là ngã ba sông Mekong và dòng Nậm Khan, Wat Xieng Thong được đánh là ngôi chùa đẹp nhất, cổ nhất và trọng yếu nhất trong số 65 ngôi chùa lớn ở Luang Prabang. ghé thăm nơi đây, bạn sẽ được trông thấy lối kiến trúc đặc thù của Lào với mái cong vút kéo dài xuống gần mặt đất, những phù điêu, điêu khắc tinh tế dựa theo Phật tích. Tại đây còn sở hữu rất nhiều bức tượng Phật lớn, là địa điểm hành lễ của hoàng gia và các chức sắc Phật giáo. Do địa thế nằm gần sông, nên vào những buổi trưa nóng bức, những cơn gió từ sông Mekong thổi vào góp phần làm tan đi cái nóng. Từ trên chùa, bạn có thể nhìn ngắm bao quát cả cố đô xinh đẹp, chìm trong màu xanh dịu mát của cây lá.

Chùa (Wat) Phra Keo

Vốn là một đất nước lấy Phật giáo là tôn giáo chính nên rất nhiều ngôi chùa tại Lào có kiến trúc tinh tế, có giá trị thẩm mỹ cao bên cạnh giá trị văn hóa tâm linh, trở thành bản sắc. Một trong số những ngôi chùa nổi tiếng đó là chùa Phra Keo. Đến đây, bạn sẽ có cảm giác như đang bước vào thánh địa của nghệ thuật với sự góp mặt của rất nhiều những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ và hiện vật quý hiếm dát vàng, bạc, ngọc thạch lung linh. Đặc biệt hơn nữa, Chùa Phra Keo không chỉ thờ tượng Phật mà còn là một bảo tàng triển lãm nhiều tác phẩm nghệ thuật đạo giáo Lào. Ở Viêng Chăn, Wat Phra Keo được xem là ngôi chùa quan trọng và nổi tiếng chỉ sau That Luang.

Ẩm thực Lào

Ẩm thực Lào

Xôi Lào

Đây là món ăn phổ biến hàng ngày của người dân Lào, với nguyên liệu chính loại nếp trồng trên nương nên dính và nhuyễn, màu trắng ngà rất bắt mắt. Xôi thường được ăn kèm với gà nướng, rau luộc và “cheo boong” – loại nước chấm thơm ngon khá giống mắm nêm ở Việt Nam. bạn có thể thưởng thức món ăn độc đáo này tại bất kỳ quán ăn, nhà hàng nào ở Lào với giá chỉ từ 15.000 Kip/giỏ (khoảng 40.000 đồng/giỏ).

Lạp

Là món ăn không thể thiếu và có mặt trên khắp mọi miền của đất nước Lào, Lạp chắc chắn là món bạn nên thưởng thức.  Món ăn hấp dẫn của này có thể được chế biến từ thịt bò, thịt lợn, thịt gà… trộn với gan băm nhỏ và gia vị như nước cốt chanh, ớt, riềng, thính nếp, tạo nên hương vị tuyệt ngon, làm bạn mê mẩn. Sau khi trộn đều, món lạp sẽ ăn kèm rau sống như diếp cá, xà lách, đậu đũa… Bạn có thể nếm thử món ăn này với giá khoảng 30.000 Kip/đĩa (khoảng 80.000 đồng/đĩa).

Tam maak hung (nộm đu đủ)

Có mặt trong hầu hết các bữa ăn của người Lào, Tam maak hung (nộm đu đủ) đã góp phần làm nên bản sắc của ẩm thực xứ triệu voi. Đu đủ trước hết được nạo thành sợi sẽ cho vào cối để đâm nhẹ, sau đó trộn gia vị gồm nước cốt chanh, mắm tôm, cà pháo, tiêu, ớt. Nộm đu đủ có thể dùng uống bia hoặc ăn cùng xôi. Món ăn gần tương tự với son tam của Thái Lan. Giá bán nộm đu đủ khoảng 30.000 Kip/đĩa (khoảng 80.000 đồng/dĩa). Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thưởng thức một cốc bia Lào, loại bia được đánh giá là ngon nhất Đông Nam Á.

Gà nướng Savanakhet

Loại gà được dùng để nướng nhất thiết phải là giống gà quê thả rông nên thịt thơm, ngon, săn chắc. Sau khi làm sạch, gà được kẹp vào que tre, và đặt lên nướng tới lúc chín. bạn có thể thưởng thức món gà Savanakhet với giá chỉ từ 50.000 Kip/con (khoảng 135.000 đồng/con) tại ngã ba Seno (Savanakhet) hay những quán tại Viêng Chăn trên đường từ thủ đô đi Luang Prabang.

Khausoy

Đây được xem là món ăn nổi tiếng trứ danh của Luang Prabang, Thoạt đầu, bạn sẽ nhầm tưởng đó là phở của Việt Nam nhưng thực chất nguyên liệu chế biến món ăn này đơn giản hơn nhiều. Khausoy là thành phần chủ chốt của món ăn này, được làm từ thịt lợn xay nhuyễn trộn với tỏi, cà chua, gia vị các loại. bạn có thể ăn món ăn này với giá 15.000 Kip/bát (khoảng 40.000 đồng/bát) tại đường dọc sông Mekong ở Luang Prabang.

Tóp mỡ cuộn rau sống

Đây là món ăn khá độc và lạ. Tóp mỡ sẽ được rán giòn bán sẵn tại các quầy hàng khô trong chợ. Món ăn này được cuộn trong xà lách kèm nộm đu đủ, rau sống và chấm với “cheo boong”. bạn có thể mua tóp mỡ rán giòn trong chợ với giá 10.000 Kip/túi (chừng 27.000 đồng/túi).

Quà lưu niệm

Quần áo, đồ dùng dệt bằng thổ cẩm

Một trong những món quà lưu niệm tuyệt vời nhất chính là những chiếc khăn, chiếc áo và các đồ thổ cẩm. Với vẻ ngoài đẹp mắt, chất liệu rất tốt, bạn có thể tới các khu chợ của người Lào để mua các miếng vải thổ cẩm, những chiếc khăn, chiếc áo được dệt thủ công với hoa văn tinh tế, màu sắc lung linh, sống động. Người Lào khá dễ tính và bạn có thể xem, chụp ảnh và mặc cả vô tư cho đến khi vừa ý thì thôi.

Đồ trang sức của người lào

Đồ trang sức cũng rất được yêu thích, nhất là hành trình Viêng Chăn. Nếu có dịp đến thủ đô Viêng Chăn, bạn chắc chắn sẽ không thể dời mắt khỏi những món đồ trang sức nhỏ xinh bằng bạc của được chính người Lào chế tác.

Các món đặc sản của Lào

Nếu bạn muốn mua đặc sản Lào về làm quà cho gia đình, có thể chọn những món như đồ khô, gạo nếp, thịt Nok Aen Dawng lên men…..Đây đều là những món ăn hết sức dân dã nhưng rất ngon và hấp dẫn.

Lễ hội Lào

- Tết Lào ( Pii Mai Lao khoảng ngày 13 đến ngày 16 tháng 1 Dương Lịch )

- Tục lệ té nước vào người để chúc may mắn và sức khoẻ. Boun Khao Phansaa ( ngày 19 tháng 7 Dương Lich )

- Lễ đầu Mùa Chay: Lễ thường được tổ chức ở các Chùa - Boun Ouk Phansaa

- Lễ Cuối Mùa Chay: Lễ được diễn ra từ lúc bình minh tại các Chùa cho đến lúc hoàng hôn. Mọi người hành lễ rước đèn, rồi cắm vào những chiếc thuyền giấy nhỏ đem thả trôi trên sông - Boun Souang Heua

- Lễ hội đua thuyền độc mộc ở Boun That Luang ( ngày 14 tháng 11 Dương Lịch )

Nhưng lưu ý khác

- những hành động như hôn tay, ôm eo,…phụ nữ được xem là tối kị. Dù bạn chỉ có ý tỏ ra thân thiện nhưng những hành động ôm eo, khoác vai hay bỡn cợt… nhất là với những cô gái chưa chồng thì thì bị xem là khiếm nhã, mất lịch sự. Ngay cả khi bạn sử dụng dịch vụ massage mà có hành động như thế thì người chủ khách sạn sẽ báo cảnh sát và lập tức xử phạt bạn.

- Nếu muốn chụp ảnh chung với một cô gái bản xứ, thì khi chụp chung, bạn nên chú ý cất gọn hai tay ra đằng sau lưng hoặc để hết ra phía trước, nhất định không được vi phạm, nếu không bạn sẽ thấy nhìn thấy được hậu quả ngay sau đó!

- Người Lào rất sùng bái Đạo Phật, nên khi thăm chùa chiền, bạn không được làm mất trật tự, ăn mặc hở hang hay có những lời nói khiếm nhã. Bạn không nên quay lưng vào tượng Phật hay gọi nhau trong chùa.

- Nhớ luôn mang theo hộ chiếu,kem chống nắng, một số thuốc trị các bệnh cơ bản và mua sim tại cửa khẩu.

- Không xả rác bừa bãi vì tiền phạt rất cao.

- Vì ý thức chấp hành của người dân tại đây rất cao nên bạn nhất thiệt phải tuân thủ luật giao thông.

- Phương tiện di chuyển chủ yếu trong thành phố là xe tuk tuk và xe pickup. Bạn nên chuẩn bị mũ nón, khẩu trang, kính râm, áo chống nắng (cho mùa hè) và cả găng tay để tự bảo vệ mình. Có thể đi chung xe tuk tuk với các khách thăm quan khác để tiết kiệm.

- Mua vé xe pickup trước một ngày và không nên mua khứ hồi. Đến mỗi một điểm khám phá nên hỏi về tuyến xe đến địa danh tiếp theo trước khi tham quan.

- Có thể thuê du học sinh Việt làm hướng dẫn viên.

- Người Lào rất hiền lành và dễ tính, họ chấp nhận sử dụng nhiều loại tiền khác nhau như tiền Kip (Lào), Baht ( Thái), USD (Mỹ) và thậm chí ở những nơi có nhiều người Việt sinh sống bạn có thể tiêu tiền Việt và nói tiếng Việt, nên tốt hơn hết bạn nên đổi ra tiền Kip để phòng sự cố.

Địa chỉ và số điện thoại cần biết

Đại sứ quán Việt Nam tại Lào

Địa chỉ: #85, 23 Singha Road, Vientiane, CHDCND Lào

Điện thoại: +856-21-451990, 413409

Fax: +856-21-413379

Email: vnemb.lao@mofa.gov.vn

Website: http://www.mofa.gov.vn/vnemb.la

Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Luang Prabang

Địa chỉ: Số 427-428, bản That Bô-sôt, huyện Luang Prabang, tỉnh Luang Prabang, CHDCND Lào.

Điện thoại: +856-071-254745

Fax: +856-071-254746

Email: tlsq-lpb@mofa.gov.vn

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Pakse

Địa chỉ: 31 bản Phà Bạt, thị xã Pakse, tỉnh Champasak, CHDCND Lào.

Điện thoại: +856-031- 0085631. 212827

Fax: +856-031- 0085631 / 214140 / 212058

Email: vnemb.la@mofa.gov.vn

Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Savanakhet

Địa chỉ: Số 118, đường Sisavangvong, thị xã Kayson Phomvihan, tỉnh Savannakhet, CHDCND Lào.

Điện thoại: +856-41-251583

Fax: +856-41-212182

Email: lanhsusavan@mofa.gov.vn

Trên đây là những Kinh Nghiệm Khám Phá Lào mà Vietsense Travel muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những kiến thức và lời khuyên hữu ích này, bạn sẽ có một chuyến đi đầy trải nghiệm và trọn niềm vui.

Hành trình khám phá vẻ đẹp đầy bí ẩn của Lào

Hành trình khám phá vẻ đẹp đầy bí ẩn của Lào
33 3 36 69 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==