Chợ Đào Hương (tên Lào là Dao Heuang) được lấy theo tên của người Việt Nam khi một nữ đại gia xây dựng lên khu vực đông đúc sầm uất. Tại thủ phủ Pakse của thành phố lớn nhất khu vực Nam Lào – tỉnh Champasak. hành trình Lao
HUYỀN BÍ CAO NGUYÊN XIÊNG KHOẢNGChợ Đào Hương (tên Lào là Dao Heuang) được lấy theo tên của người Việt Nam khi một nữ đại gia xây dựng lên khu vực đông đúc sầm uất. Tại thủ phủ Pakse của thành phố lớn nhất khu vực Nam Lào – tỉnh Champasak, khi được hỏi đường đi ra chợ, người dân sẽ không hướng dẫn bạn tới chợ trung tâm Pakse đâu thay vào đó bạn sẽ được chỉ ra chợ Đào Hương. Lý do đơn giản vì đồ ăn thức uống, quần áo gì cũng có sẵn và rẻ nữa chứ.
Chợ Đào Hương còn được biết đến bởi tên gọi là ‘’chợ Mới Pakse’’ được dựng lên vào năm 1998, ngay sau khi khu chợ cũ bị chìm đắm trong lửa đốt bởi Lê Thị Lượng - một nữ đại gia giàu có gốc Việt,
Chưa có số liệu cụ thể về phần diện tích đất xây lên chợ, tuy nhiên khi bạn cần gì thì chợ mới đều có thể đáp ứng. Từ thực phẩm tươi sống tới đồ dùng hàng ngày, trang sức, quần áo đều rất sẵn có.
Mặt tiền chợ trông có vẻ không sầm uất nhưng vào bên trong sẽ choáng ngợp với đủ loại hàng hóa
Thích nhất là dạo chợ đồ tươi sống ở Đào Hương, đúng là tươi sống đúng nghĩa. Các loại củ, quả ở Lào không quá to và rau thì đa phần là rau dại. Các tiểu thương có thể ăn bận xềnh xoàng nhưng hàng hóa họ bày bán lúc nào cũng gọn gàng, tinh tươm và rất đẹp. Rau để thành từng mớ, cá xỏ thành xâu, giá tiền định sẵn, ai ưng thì lấy.
Người Lào rất thích ăn rau dại, cái nào cũng tươi ngon
Ai thích ăn hàng, ở chợ còn có đủ thứ món có thể làm ngay tại chỗ như trứng hấp, gà nướng hoặc nhiều loại bánh bèo, bánh lọc giống của miền Trung Việt Nam. Trong nhà lồng chợ còn có hẳn một khu ăn uống rộng mênh mông, sạch sẽ bán đủ thứ món như cơm, hủ tíu, bánh canh, phở.
Dạo chợ Đào Hương cũng có nhiều thứ để có thể mua về làm quà như cá khô, mắm, lạp xưởng, khô trâu,… Lạp xưởng ở đây có giá từ 40 – 60 Kip/ kg (khoảng 110.000 -170.000 đồng). Ngoài ra, Lào còn có một loại mắm ruốc rất thơm ngon, đến quán ăn nào cũng thấy để sẵn trên bàn để ăn kèm với ớt. Mỗi hủ mắm ruốc như vậy giá chỉ khoảng 3.000 đồng, có thể mua về trộn gỏi đu đủ kiểu Lào rất hợp.
Sau khi dạo chợ chán chê, ai thích sắm một chiếc váy truyền thống của Lào hãy vào khu nhà lồng. Ở đây có bán váy may sẵn với giá khoảng từ 140.000 đồng. Nếu không có thể mua vải rồi đặt may tại những tiệm may nằm khắp chợ. Một khúc vải để may váy Lào có giá từ 90.000 – 120.000 đồng. Tiền công may hơi đắt, từ 120.000 – 150.000 đồng tùy vào chất liệu vải. Ở đây, giá công may tỉ lệ thuận với giá vải. Đặt may buổi sáng đến chiều là đã có váy để diện.
Chúng tôi ghé chợ Đào Hương từ sáng sớm và quần thảo mê mệt ở đó đến trưa vẫn thấy chưa thỏa. Có quá nhiều thứ để ngắm, quá nhiều thứ muốn mua và thích nhất là những nụ cười của các chị, các anh, các dì người Lào, hiền ơi là hiền.
Xem thêm:
trải nghiệm Lào - Tất tần tật thông tin kinh nghiệm cần lưu ý
trải nghiệm Lào đường bộ khởi hành từ Vinh, Hà Nội
Các Chương trình Lào giá rẻ