Nổi tiếng trên toàn thế giới, điệu tiên nữ Apsara là một trong những điều đầy thú vị đối với khách thăm quan khi đến Campuchia. Và thật không quá khi nói rằng, nếu như bỏ lỡ việc đắm chìm trong điệu múa này thì quả thật chuyến đi của bạn chưa hoàn hảo. Apsara chính là điệu múa trong cung đình xưa kia và đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể bởi UNESCO.
Chia sẻ lịch trình Phượt Campuchia 8 ngày 7 đêmNổi tiếng trên toàn thế giới, điệu tiên nữ Apsara là một trong những điều đầy thú vị đối với khách thăm quan khi tới Campuchia. Và thật không quá khi nói rằng, nếu như bỏ lỡ việc đắm chìm trong điệu múa này thì quả thật chuyến đi của bạn chưa hoàn hảo. Apsara chính là điệu múa trong cung đình xưa kia và đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể bởi UNESCO.
Trải qua quá trình phát triển lên tới hơn 2000 năm, điệu múa tiên nữ Apsara chính là đỉnh cao nghệ của của người Khmer và cũng là nét văn hóa rất đậm chất Campuchia. Nếu như có dịp ghé thăm Angkor Wat bạn sẽ được chiêm ngưỡng 2000 tượng vũ công Apsara mỗi người một động tác múa khác nhau nhưng có điểm chung là được chạm khắc vô cùng tỉ mỉ, tinh xảo trên tường. Ngược về lịch sử, vào thập niên 60 của thế kỷ trước, Apsara thời kỳ này phát triển thịnh vượng nhất với trên 3000 vũ công trên khắp nước Campuchia.
Trong truyện dân gian, Apsara chính là nàng tiên nước, nàng tiên mây. Và khi những nàng tiên này vui đùa với nhau, cùng ca hát và nhảy múa thì muôn thú cùng cỏ cây được sinh sôi nảy nở. Chính vì niềm tin mãnh liệt đó mà người dân Campuchia đã tôn thờ Apsara là Nữ thần thịnh vượng. Tiên nữ Apsara nổi tiếng và xinh đẹp nhất phải kể đến Ramba, Menaka, Tilotama và Uvasi. Apsara có đặc trưng rất riêng đó là: có một nữ chính cùng với nhóm nữ phụ sẽ cùng nhau biểu diễn những động tác múa tương tự khi tiên nữ nô đùa, vui vẻ đùa giỡn với nhau trong vườn hồng. Rất khác với nhiều điệu múa trên thế giới, kỹ thuật của Apsara đòi hỏi vũ công phải thật chậm nhưng yêu cầu độ tinh tế rất cao thì mới có thể lột tả được vẻ đẹp của người biểu diễn cũng như sự độc nhất vô nhị của loại hình nghệ thuật này.
Ngày nay, để phục vụ cho đại đa số dân chúng cũng như Khách Thăm quan Đến Campuchia thì điệu Apsara sẽ thể hiện động tác múa phóng khoáng hơn cũng như tổng độ dài được cắt ngắn bớt đi. Tuy nhiên, vẫn phải giữ lại những nét đặc trưng cơ bản vốn có, đó là tư thế, thân thể người biểu diễn, đường cong cánh tay hay trang sức đi kèm được làm bằng vàng bạc châu báu đều được lấy cảm hứng đến từ những hình vẽ sinh động tại đền sổ, sử thi Ramayana hay cuộc chiến giữ quỷ thần khi tranh giành bình cam lộ.
Những cô gái múa điệu Apsara khi đứng trên sân khấu sẽ vô cùng duyên dáng, mang trong mình sức sống đầy mãnh liệt của tuổi trẻ cũng chính là thể hiện tinh thần dân tộc chung của người Khmer. Những cô gái này phải thực sự chăm chỉ để sở hữu thân hình cân đối cũng như luyện tập thuần thục uyển chuyển những động tác yêu cầu kỹ thuật cao.
Toàn dân tộc Campuchia nói chung đều coi điệu múa thần tiên Apsara là linh hồn, là tài sản vô giá của đất nước. Apsara thể hiện khát vọng của người Khmer về một cuộc sống ấm no, thịnh vượng, luôn vui vẻ và hạnh phúc.