Khi nhắc đến xứ sở Triệu Voi, khách thăm quan sẽ nghĩ ngay chương trình Lào với những địa danh nổi tiếng như cánh đồng chum, Viêng Chăn hay Luang Prabang… và cả điệu múa Lăm Vông vô cùng duyên dáng, diễn tả được nét văn hóa đặc sắc của quốc gia này. Trong Chương trình Lào đến từ VietSense travel, các bạn sẽ có cơ hội được đắm say trong điệu múa truyền thống này.
Hành trình khám phá vẻ đẹp đầy bí ẩn của LàoKhi nhắc đến xứ sở Triệu Voi, Lữ khách sẽ nghĩ ngay tới Lào với những địa danh nổi tiếng như cánh đồng chum, Viêng Chăn hay Luang Prabang… và cả điệu múa Lăm Vông vô cùng duyên dáng, diễn tả được nét văn hóa đặc sắc của quốc gia này. Trong Chương trình Lào đến từ VietSense travel, các bạn sẽ có cơ hội được đắm say trong điệu múa truyền thống này.
Điệu múa truyền thống Lăm Vông đã trở thành một phần trong đời sống thường ngày của người Lào, đặc biệt trong những dịp sinh hoạt văn hóa. Ngoài việc là một hình thức vui chơi tập thể, mang tính giáo dục lớn ra thì ngày nay điệu Lăm Vông còn có sức mạnh kết nối tinh thần hữu nghị quốc tế.
Nếu cắt nghĩa cụm từ Lăm Vông thì Lăm – Hát và Vông – Tròn. Đội hình của điệu múa truyền thống này là hình vòng tròn, khi di chuyển sẽ theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Những động tác chính của nữ giới sẽ là cuộn bàn tay đồng thời ngón cái và ngón trỏ ép vào nhau, những ngón tay còn lại uốn cong và xòe rộng. Khi múa, vũ công sẽ tiến 3 bước sau đó lùi 1 bước. Còn đàn ông sẽ phải tự diễn khớp với nhạc và động tác. Trước khi bắt đầu một điệu múa, từng cặp sẽ chào nhau bằng cách chắp tay trước ngực. Nữ đừng vòng trong, nam đứng vòng ngoài. Người nam sẽ mùa từ ngoài vào trong, còn nữ thì ngược lại. Lời ca điệu nhạc cất lên đều được phổ từ bài hát dân gian quen thuộc như Lămxaravan, Tăng Vi hay Khắp Thùng.
Khi nhắc đến lịch sử hình thành Lăm Vông thì cũng chưa có một ai đưa ra được lời giải đáp tuy nhiên dù trải qua bao nhiêu năm đi chăng nữa, điệu múa này cũng vẫn giữ vai trò thật đặc biệt. Những ngày lễ tết, liên hoan tập thể thì gần như một thói quen, người dân tại đây đều múa mở màn và kết thúc bằng Lăm-vông.
Người Lào sử dụng đàn La Nạt (đàn Thuyền) và vỗ trống bằng tay để tạo ra thứ âm thanh đầy quyến rũ kết hợp với điệu múa Lăm Vông khiến bao khách thăm quan phải trầm trồ khen ngợi.