Đi lễ chùa cầu phúc bình an – là phong tục tập quán mà hầu hết đất nước châu Á nào cũng có cả. Đặc biệt là đất nước Lào, đất nước mà phong tục lễ chùa đã ăn sâu vào văn hóa, tín ngưỡng của người dân nơi đây.
Hàng năm, cứ ngày 2/8 cả nước Lào tưng bừng mùa lễ hội Khẩu- phẳn- sả với hình thức đồng loạt đi lễ chùa. Tất cả mọi người, từ nông thôn đến thành thị đều trọng lễ này và sắm lễ vật lên chùa.
Tới Luang Phrabang rồi thì hãy nếm qua bánh dừa nướngLễ hội lên chùa ở Lào
Đi lễ chùa cầu phúc bình an – là phong tục tập quán mà hầu hết đất nước châu Á nào cũng có cả. Đặc biệt là đất nước Lào, đất nước mà phong tục lễ chùa đã ăn sâu vào văn hóa, tín ngưỡng của người dân nơi đây.
Hàng năm, cứ ngày 2/8 cả nước Lào tưng bừng mùa lễ hội Khẩu- phẳn- sả với hình thức đồng loạt đi lễ chùa. Tất cả mọi người, từ nông thôn đến thành thị đều trọng lễ này và sắm lễ vật lên chùa.
Mục đích cầu may, cầu an và sức khỏe, đất nước thanh bình mùa màng tốt tươi. Sau lễ này, mọi người sẽ kiêng không tổ chức cưới hỏi, không say rượu bia; các nhà sư không di chuyển sang chùa khác.
Thời gian lễ hội diễn ra 3 tháng và kết thúc vào giữa tháng 11. Tuy có các tháng kiêng kỵ, nhưng các họat động của xã hội Lào vẫn diễn ra bình thường.
Lào là đất nước coi đạo Phật là Quốc đạo, nên tất cả mọi người dân đều tham gia lễ Khẩu- phẳn- sả; Du khác đến với hành trình Lào , dù là người nước ngoài hay một số tôn giáo khác sinh sống tại Lào vẫn bị ảnh hưởng và tiếp nhận các họat động của lễ hội này.
Sau 3 tháng kiêng kỵ sẽ có lễ “Ọc -phẳn -sả” tức lễ ra, tưng bừng nhất trong năm, ngày đó người dân sẽ tổ chức tiệc tùng, vui mừng nhảy múa và đua thuyền. Nhiều người thường gọi là lễ hội đua thuyền./.
Các Phật tử chân trần xếp hàng chờ đến lượt dâng lễ
Khay lễ gồm tiền, bánh chưng, hương, hoa và các loại kẹo
Mọi người trình tự dâng lễ, không chen lấn
Sản vật được các nhà sư tập kết để phân phát cho Phật tử làm phước
Theo VOV